Cách bố trí khoa học các thiết bị bếp hiện đại bạn nên biết

Đánh giá:
28/05/2021

Chắc hẳn việc bố trí được một gian bếp ngăn nắp và tiện dụng là mong muốn của nhiều người. Để làm được việc đó thì việc bố trí hợp lý các thiết bị nhà bếp là hết sức quan trọng. Dưới đây là những gợi ý để bạn sắp xếp các thiết bị phù hợp với không gian bếp.

Bố trí các thiết bị theo kiểu hình dáng của khu bếp

Ba khu vực sử dụng nhiều nhất ở trong bếp là: khu chuẩn bị, khu nấu nướng và khu lưu trữ. Ứng với 3 khu vực này là 3 thiết bị chính: chậu rửa, bếp nấu và tủ lạnh. Ba khu vực này tạo nên một “tam giác hoạt động”, hình dạng của nó sẽ phụ thuộc vào kiểu khu bếp của bạn.

 

Cách bố trí và sắp xếp những thiết bị bếp quan trọng

 

Khu bếp thường được phân loại dựa trên các hình dáng cơ bản:

  

    • Khu bếp hình chữ “I” (dài và hẹp, đây là kiểu duy nhất không có tam giác hoạt động)

    • Khu bếp hình chữ “L” (phổ biến nhất và dễ sắp xếp)

    • Khu bếp hình chữ “U” (khá rộng rãi và thực dụng nhất)

    • Khu bếp hình ốc đảo (có nhiều kệ chứa đồ nên đòi hỏi không gian rất rộng)

    • Một số hình biến thể như: hình “II”, hình chữ “G”

Như bạn thấy, hình dạng của tam giác hoạt động phụ thuộc trực tiếp vào kiểu khu bếp của bạn. Để có một không gian hữu dụng, điều cần làm điều chỉnh kích thước để các cạnh của tam giác không quá hẹp cũng không quá xa (tổng chiều dài ba cạnh từ 5,5-6m). Điều này sẽ giúp bạn đặt mọi thứ trong tầm tay để tiện nấu nướng.

Vị trí đặt bếp từ       

Ngày nay, bếp từ đã trở thành sự lựa chọn số 1 trong căn bếp bởi các ưu điểm vượt trội của nó về thời gian nấu, độ an toàn, tính thẩm mỹ so với bếp ga hay bếp điện. Sau đây là một số lưu ý để đặt bếp từ ở vị trí phù hợp:

    

Không nên đặt bếp từ gần cửa sổ, không để cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào bếp.

Đặt bếp ở gần khu vực có ổ điện để tránh trường hợp chạy dây điện quá dài ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Tránh đặt bếp từ đối diện với cửa bếp.

Vị trí bếp cách chậu rửa ít nhất là 60cm để khi rửa bát tránh văng nước vào bếp, đồng thời có thể để các thiết bị đựng thực phẩm trước khi nấu ở đây.

Vị trí đặt chậu rửa 

 

Chậu rửa được coi là vị trí quan trọng nhất ở bếp. Đó là nói được người nội trợ sử dụng thường xuyên nhất: trước khi nấu, trong khi nấu và sau khi ăn xong. Vì vậy, bạn nên đặt chậu rửa ở nơi có vị trí ánh sáng tốt như cửa sổ hay đảo bếp; ở vị trí rộng rãi để tiện thao tác. Mặt khác, nó nên ở gần các dụng cụ liên quan như tủ chén bát, giỏ rác.

 

Vị trí đặt máy hút mùi

Cùng với quạt thông gió, máy hút mùi cũng là thiết bị rất quan trọng trong phòng bếp. Máy nên đặt ngay phía trên bếp nấu và cách bếp một khoảng 65–80cm để hoạt động hiệu quả nhất.

Nếu sử dụng đường ống thoát để đẩy khí ra ngoài thì nên thiết kế đường ống chạy âm để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tốt nhất là để vị trí lỗ thoát và máy hút mùi gần nhau (điều này vừa làm giảm độ ồn của máy vừa tránh phải chạy đường ống quá dài).

 

Vị trí đặt lò vi sóng, lò nướng

 

Tránh để lò vi sóng và lò nướng gần các thiết bị điện khác như: tủ lạnh, bếp từ, nồi cơm điện, máy rửa bát… Nên chọn vị trí ngang tầm với, không quá cao hoặc quá thấp và phải khô ráo, cách tường khoảng 10cm.

Những vị trí thích hợp để đặt lò là tủ bếp dưới hoặc bàn bếp. Thường thì nhiều người chọn để ở tủ bếp dưới vì nó tiện lợi khi sử dụng hơn. Lưu ý, nếu bạn đặt ở tủ bếp thì cần bố trí đường thoát hơi nóng để lưu thông nhiệt và làm nguội lò.

 

Vị trí đặt máy rửa bát

 

Có 3 loại máy rửa bát thường dùng là: máy đặt âm tủ, máy mini và máy đặt độc lập. Lưu ý chung khi chọn vị trí đặt máy rửa bát là tránh đặt gần nguồn nhiệt như: bếp, lò nướng, lò vi sóng.

Máy rửa bát âm tủ: vì đặt âm trong tủ bếp nên lưu ý cung cấp đầy đủ đường điện, đường cấp thoát nước cho máy.

Máy rửa bát mini: nhỏ gọn, có thể đặt lên trên bàn bếp, cạnh chậu rửa.

Máy rửa bát độc lập: rất dễ lựa chọn vị trí, có thể đặt cạnh tủ lạnh hoặc tủ bếp

Hy vọng qua bài viết này bạn đã nắm được cách sắp xếp thiết bị bếp khoa học dễ sử dụng.  

 


Để lại lời bình luận

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

 

Lựa chọn cơ sở gần bạn nhất